San hô là các loại sinh vật biển thuộc lớp Anthozoa thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống nhau, mỗi đầu san hô có thể được hình thành từ hàng ngàn polyp có đường kính vài mm. Ở đại dương san hô đóng vai trò rất lớn vào quá trình phân giải hợp chất hữu cơ phức tạp.
San hô là loài động vật biển, bám chặt trên đá, trên giá thể nào đó hoặc bám trên đá sống. San hô sống cộng sinh với loài tảo zooxanthellae (gọi tắt là “tảo zoo”) bằng cách: San hô có nhiệm vụ tổng hợp các khoáng chất cho tảo zoo, tảo zoo sẽ lấy những khoáng đó kết hợp với N,P,S ,CO2,O2 … ánh sáng, chất diệp lục… trong nước biển để sinh trưởng và phát triển.Ngược lại nhu cầu dinh dưỡng của san hô 80% được cung cấp từ quá trình quang hợp của tảo zoo. Đồng thời hoạt động này cũng góp phần cung cấp oxy cho môi trường. Cũng vì vậy mà một số người hiểu lầm san hô là một loài thực vật tự dưỡng quang hợp.
Vì là động vật nên ngoài việc nhận dinh dưỡng từ tảo cộng sinh Zoo, san hô cũng sử dụng những polyp của mình để bắt giữ những sinh vật và mảnh vụn dinh dưỡng trôi dạt trong nước, nhờ vậy sẽ góp phần làm giảm đáng kể chất hữu cơ chưa được phân hủy trong môi trường nước biển.
Ngoài ra, san hô cũng có thể hấp thụ lượng lớn các chất độc như: diamin, indole (được sinh ra từ một số loại vi khuẩn gây bệnh), skatole (một hợp chất hữu cơ có họ với indole) …trong quá trình phân giải hợp chất hữu cơ phức tạp nói chung và chu trình nitơ nói riêng.Bên cạnh đó san hô có thể giúp ổn định nhiệt độ của nước biển bằng cách chắn ánh sáng và làm nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật biển.
Ở đại dương cá và san hô có mối quan hệ tương hỗ khá thân thiết với nhau trong đời sống biển. Cá đóng vai trò là loài bảo vệ rạn san hô vì đó là nhà nơi chúng ẩn náu và sinh sống. Mối quan hệ này tương hỗ lẫn nhau hỗ trợ nhau phát triển. Đối với một số loài sinh vật thì san hô là đối tác quan trọng nhất.
Đặc biệt, san hô còn tổng hợp nên CaCO3 với nhiều lỗ nhỏ li ti làm nơi ẩn náu lý tưởng cho nhiều vi sinh vật dạng kị khí có lợi, hấp thụ nitrat, photphat, sunphat, tạo các enzyme phân giải.