Hoại tử mô ở san hô – RTN/ STN

Hoại tử mô là một khái niệm dùng để mô tả trạng thái da hoặc thịt san hô bong ra khỏi khung xương hoặc san hô chuyển sang màu trắng và được gọi là sự mất màu. Hoại tử mô có 2 loại RTN (Rapid Tissue Necrosis) – hoại tử mô nhanh, STN ( Slow Tissue Necrosis) – hoại tử mô chậm. Căn cứ vào thời gian xảy ra hiện tượng này mà quyết định xem san hô đang thuộc trong nhóm nào.

                                                         Ảnh: Internet

Hoại tử mô nhanh xảy ra khi san hô gần như trắng hoàn toàn trong vòng 24 giờ.

Hoại tử mô chậm có thể mất vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.

Hiện tượng này xảy ra do san hô bị nhiễm trùng các chủng vi khuẩn Vibrio cực nhỏ. Các sinh vật đơn bào này là một họ sinh vật cực nhỏ với các lông mao được tìm thấy cả trong dòng nước và trong mô và bộ xương san hô. Chúng luôn gây hoại tử mô san hô bằng cách tiêu thụ mô san hô cùng với vi khuẩn Zooxanthellae của nó.

Người chơi không thể nhìn thấy sự lây nhiễm vi khuẩn này bằng mắt thường. Tuy nhiên sẽ có một số dấu hiệu để nhận biết sự xâm nhập của chúng.

 

                                                Vi khuẩn hoại tử mô nhanh

 

                                              Vi khuẩn hoại tử mô chậm

Dấu hiệu nhiễm trùng:
Mô san hô mất nhanh hoặc chậm để lộ xương của san hô điển hình là san hô SPS. Vi khuẩn này được cho là có khả năng lây lan trong dòng nước của hồ. 

Một số yếu tố tác động có thể dẫn đến sự xuất hiện của vi khuẩn VIbrio như: độ kiềm, nhiệt độ, độ mặn tăng đột biến, oxy thấp, có kim loại xuất hiện trong nước, Hàm lượng các nguyên tố phụ như Iốt, Kali, Stronti, bổ sung cát….

Phòng ngừa:

Trước khi đưa vào hồ cá tốt nhất nên nhúng san hô trước 10-15 phút trong hỗn hợp dip san hô chuyên dụng. Sau đó, san hô có thể được rửa lại bằng nước hồ để hạn chế tối đa hóa chất nhúng vào hồ. Tốt nhất, các Frag san hô mới nên được dưỡng trong một hệ thống riêng biệt cho đến khi chúng thích nghi tốt với điều kiện trong hồ. Lý tưởng nhất là san hô nên được để trong bể dưỡng 3 tháng. Trong thời gian này bạn nên xem san hô hàng ngày và để ý xem có bất thường nào không.

                                                    Ảnh: Internet

Xử lý san hô nhiễm trùng:

Chuyển san hô đang bị nhiễm khuẩn sang bể dưỡng, bể dưỡng phải có ánh sáng và nước chảy tốt.

Sau đó nhúng san hô vào hỗn hợp dung dịch dip trong vòng 5-10 phút. Đảm bảo rằng nó bao phủ vào giữa các nhánh và trong tất cả các vết nứt của san hô. Rửa sạch san hô bằng nước hồ và đưa trở lại bể dưỡng.
Lặp lại 4-7 ngày một lần cho đến khi ngừng suy thoái mô.

Nguồn: Sưu tầm

Leave Comments

0931.33.44.34
0931334434